Sản phẩm trong nước phân làm hai dạng tự công bố và đăng ký công bố, vậy sản phẩm nhập khẩu có phân ra hai dạng như vậy không hay đều phải thực hiện cả hai thủ tục? Nếu có thì hồ sơ phải chuẩn bị thế nào? Hãy cùng LawPlus tìm hiểu trong bài viết sau.
Table of Contents/Mục lục
1. Tự công bố sản phẩm là gì?
Tự công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, một cách độc lập, tự nguyện,.thực hiện việc đăng ký các sản phẩm, hàng hóa với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình.và tự chịu trách nhiệm về các nội dung đó. Tuy nhiên, các sản phẩm này phải nằm trong danh mục sản phẩm Nhà nước cho phép tự công bố.
2. Sản phẩm nhập khẩu có được tự công bố sản phẩm hay phải thực hiện đăng ký công bố không?
Theo quy định tại Điều 4, Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm về tự công bố.sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải thực hiện một trong hai thủ tục tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm tùy vào sản phẩm đó là sản phẩm, thực phẩm gì. Bởi vì pháp luật chỉ dùng cụm từ “kinh doanh thực phẩm” mà không phân biệt hàng hóa đó nhập khẩu hay sản xuất trong nước.
3. Đối tượng thực hiện công bố
Các sản phẩm nhập khẩu phải thực hiện Bản tự công bố sản phẩm nếu thuộc các trường hợp như sau:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.
- Phụ gia thực phẩm – Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm – Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
4. Hồ sơ tự công bố sản phẩm nhập khẩu
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung.bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì hồ sơ tự công bố sản phẩm cần:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn.12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
5. Trình tự việc tự công bố sản phẩm:
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân muốn tự công bố sản phẩm (kể cả sản phẩm nhập khẩu là đối tượng thực hiện công bố) cần thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung.bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP:
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình.hoặc.niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống.thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
- Nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất,.kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Trong đó:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng.sản xuất một sản phẩm thì tổ chức,.cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức,.cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ.thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu.bằng tiếng.nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo.thì tổ chức,.cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo.bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể liên hệ với Law Plus qua website, hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo) hoặc email info@lawplus.vn.