Sau đây LawPlus hướng dẫn về trình tự và thủ tục xin Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp mới nhất theo quy định pháp luật như sau:
Table of Contents/Mục lục
Sản xuất rượu công nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 3- Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì sản xuất rượu công nghiệp.là “hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp”.
Trình tự và thủ tục xin cấp phép sản xuất rượu công nghiệp
1. Điều kiện yêu cầu cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu công nghiệp
- Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể.phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát được phê duyệt
- Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp
- Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.và bảo vệ môi trường
- Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn.phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu công nghiệp
- Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải.đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.
2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp.Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
- Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu.hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy.hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng.nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.hoặc bản sao một trong các giấy chứng nhận.sau: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy.và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn.thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm.quốc tế (EFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn.thực phẩm (BRC), Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)
- Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu.mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
- Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn.và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.
3. Thủ tục xin cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận.đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định.và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày.tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Thẩm quyền cấp Giấy phép
a) Bộ Công Thương là cơ quan cấp.Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên;
b) Sở Công Thương là cơ quan cấp.Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp.Giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
5. Thời hạn của Giấy phép
Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;
6. Chế độ báo cáo
Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên, trước ngày.20 tháng 01 hằng năm, thương nhân sản xuất rượu công nghiệp.có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh rượu.năm trước của đơn vị mình về cơ quan nhà nước có thẩm quyền.cấp giấy phép theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 Mục II tại Phụ lục ban hành.kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp.có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất (trực tiếp.hoặc thông qua công ty thành viên, chi nhánh trực thuộc) cho các thương nhân có.Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu.tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ.đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Được mua trong nước hoặc nhập khẩu.rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
4. Được mua rượu của tổ chức, cá nhân.sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
5. Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn hàng.hóa, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
6. Thực hiện chế độ báo cáo.và các nghĩa vụ khác theo quy định.
Lưu ý: Nội dung tư vấn và quy định pháp luật dẫn chiếu trong bài viết là.tại thời điểm tư vấn và có thể không còn hiệu lực tại thời điểm người.đọc tiếp cận bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ LawPlus.qua hòm thư điện tử info@lawplus.vn hoặc số điện thoại +84 2862 779399.
LawPlus