Quy định đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ 01/01/2021.sẽ có nhiều thay đổi, cụ thể:
Table of Contents/Mục lục
1. Về điều kiện đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài.và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm.làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt.hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ.trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
2. Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm.
Gia hạn giấy phép lao động: chỉ được gia hạn một lần.với thời hạn tối đa là 02 năm.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.không thuộc diện cấp giấy phép lao động
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn.có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của.công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính.về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng.để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng.để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng.hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh.mà các chuyên gia Việt Nam.và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư.tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
- Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế.mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam.và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
4. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
- Giấy phép lao động hết thời hạn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng.với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung.trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động.hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động.là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam.hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động.là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Giấy phép lao động bị thu hồi.
5. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu.chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm.vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia.và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng.người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động.và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại.Việt Nam.phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm.làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu.và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Thời hạn của hợp đồng lao động
>> Xem thêm Quy định mới về Hợp đồng lao động kể từ 01/01/2021.
Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại.Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động.
Có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
LawPlus hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục xin các loại.Giấy phép lao động, miễn giấy phép lao động, thẻ thường trú, tạm trú. Vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline +84 2862 779 399.hoặc email info@lawplus.vn để được tư vấn cụ thể.
LawPlus