Quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid được diễn ra như thế nào? Người đăng ký cần phải lưu ý những gì? Qua bài viết này, LawPlus sẽ cùng Quý khách hàng làm rõ vấn đề nêu trên.
Table of Contents/Mục lục
1. Điều kiện nộp đơn đăng ký quốc tế
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được thụ lý nếu đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
- Nhãn hiệu thuộc đơn đăng ký quốc tế phải đã được đăng ký (Đăng ký cơ sở) hoặc đã được nộp đơn (Đơn cơ sở) tại nước xuất xứ (Việt Nam).
- Nhãn hiệu thuộc đơn đăng ký quốc tế gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm yêu cầu bảo hộ phải giống nhãn hiệu ở Đăng ký cơ sở hoặc Đơn cơ sở ở nước xuất xứ (Việt Nam).
- Người nộp đơn/chủ nhãn hiệu phải mang quốc tịch Việt Nam hoặc có cơ sở kinh doanh thực sự ở Việt Nam.
- Nước yêu cầu bảo hộ phải là thành viên của Hệ thống Madrid.
2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
- Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (Mẫu số 01 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định 65/2023/NĐ-CP);
- 02 tờ khai MM2 theo mẫu của Văn phòng quốc tế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;
- 02 mẫu nhãn hiệu đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở);
- 02 tờ khai MM18 bằng tiếng Anh (nếu đơn có chỉ định Hoa Kỳ);
- Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhânhoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần).
3. Những lưu ý khi đăng ký
Trong đơn đăng ký cần chỉ định rõ tới các nước là thành viên của Hệ thống Madrid. Ngôn ngữ sử dụng khi đăng ký có thể là tiếng Pháp, Anh hoặc Tây Ban Nha. Sau khi đăng ký thành công, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được phép chuyển nhượng nhãn hiệu cho các bên có quốc tịch là thành viên của Hệ thống Madrid.
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Hệ thống Madrid,.người nộp đơn nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước để tìm hiểu xem các nhãn hiệu.giống hệt hoặc tương tự đã tồn tại (hoặc đang chờ xử lý).ở các thị trường mục tiêu của người nộp đơn hay chưa. Điều này có thể tránh.được việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối do tương tự hay gây.nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu khác đã được bảo hộ.
Mặc dù việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng điều này sẽ giúp người nộp đơn.giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian, công sức khi.đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, việc tra cứu còn nhằm đánh giá.tính khả dụng của nhãn hiệu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký,.từ đó người đăng ký có thể quyết định chiến lược tiếp theo.
Người nộp đơn có thể tra cứu cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu,.thương hiệu trực tiếp tại cơ sở dữ liệu của từng quốc gia dự định đăng ký.hoặc tra cứu cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, thương hiệu của WIPO. Trong đó, việc xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các.quy định tại các quốc gia này.
4. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid
Người nộp đơn có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua thỏa ước.Madrid với toàn bộ thành viên của Hệ thống Madrid.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn cơ sở tại Việt Nam (nếu nhãn hiệu chưa được nộp.đơn hoặc cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam)
Bước 2: Nộp đơn đăng ký quốc tế tại Cục SHTT VN kèm theo bộ hồ sơ.
Sau khi thẩm định các tài liệu nộp theo đơn, Cục SHTT sẽ yêu cầu.nộp phí đăng ký quốc tế cho WIPO. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho.Văn phòng quốc tế của WIPO ở Thụy Sỹ trong thời hạn.30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài.liệu đơn hợp lệ.theo quy định để WIPO thẩm định hình thức trước.
Bước 3: Các quốc gia thẩm định đơn trong thời hạn ấn định.theo quy định của từng quốc gia.
Nếu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ sẽ ra thông báo chấp thuận,.nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ.thì sẽ đưa ra thông báo dự định từ chối. Sau đó, chủ đơn sẽ phải nộp phúc đáp tại Cục SHTT.quốc gia bị từ chối thông qua Đại diện SHCN tại quốc gia đó.
Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể liên hệ với Law Plus qua website, hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo) hoặc email info@lawplus.vn.