&ev=PageView&noscript=1 />

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ

Trước đây, theo quy định của pháp luật, để kiểu dáng công nghiệp quốc tế.của các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam được bảo hộ ở nước ngoài.thì phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó.tại các Cơ quan Sở hữu trí tuệ của quốc gia.mà chủ sở hữu muốn được bảo hộ. Điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn trong việc.đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở tầm quốc tế do sự khác nhau.về pháp luật sở hữu trí tuệ của từng nước cũng như chi phí tốn kém.cho mỗi lần đăng kí tại một quốc gia.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, với sự tham gia Thỏa ước La-Hay, các chủ sở hữu.từ Việt Nam đã có thể đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại 90 quốc gia thành viên.với thủ tục nộp 1 đơn duy nhất. Bài phân tích sau đây sẽ đi sâu hơn.vào phân tích tổng thể Thỏa ước, những cơ hội.cũng như một vài lưu ý khi áp dụng Thỏa ước.

1. Thỏa ước La-Hay là gì?

Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (gọi tắt là Thỏa ước La-Hay).được ký kết vào năm 1925 và có hiệu lực từ năm 1928, là một điều ước quốc tế.do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý, cung cấp một cách thức.đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đơn giản và tiết kiệm. Hệ thống Thỏa ước bao gồm 3 văn kiện độc lập: Văn kiện.London 1934; Văn kiện La-hay năm 1960 và Văn kiện.Geneva năm 1999.

Trên cơ sở đánh giá về sự tiến bộ và hoàn thiện, Việt Nam đã quyết định phê chuẩn Thỏa ước La-hay.theo Văn kiện 1999 và Văn kiện này sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2019.

2. Chủ thể có quyền đăng kí quốc tế theo Thỏa ước La-hay

Cá nhân, tổ chức có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.theo Thỏa ước La-Hay nếu cá nhân, tổ chức đó thỏa mãn một.trong số các điều kiện sau:

  • Có quốc tịch thuộc nước tham gia Thỏa ước La-Hay;
  • thường trú tại một nước tham gia Thỏa ước;
  • có nơi cư trú hoặc có cơ sở thương mại/công nghiệp thực sự.và hiệu quả tại một nước tham gia Thỏa ước.

3. Cách thức nộp đơn theo Thỏa ước

Tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam.và tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.đều có thể nộp đơn đăng ký KDCN trực tiếp cho Văn phòng quốc tế của.Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc thông qua Cục SHTT.

Thỏa ước La Hay cho phép nộp 100 kiểu dáng công nghiệp.trong cùng một đơn với điều kiện các kiểu dáng công nghiệp cùng thuộc.một nhóm của Bảng phân loại quốc tế Locarno.và các quốc gia được chỉ định trong đơn cho phép.

Đơn có thể sử dụng một trong ba.ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha.

Quy trình nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế theo Thỏa ước La Hay

 a. Các bước thực hiện khi nộp đơn trực tiếp tới Văn phòng quốc tế

  • Cách 1: Sử dụng hệ thống nộp đơn trực tuyến của WIPO (eHague). Người nộp đơn đăng nhập vào hệ thống nộp đơn trực tuyến, nhập.các thông tin, thanh toán phí.và nộp đơn. (https://www.wipo.int/hague/en/e-filing.html)
  • Cách 2: Gửi hồ sơ đơn trực tiếp tới WIPO hoặc gửi qua bưu điện: Người nộp đơn khai.thông tin vào các form mẫu sẵn có (tải xuống từ website WIPO), nộp.hồ sơ giấy trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

b. Các bước thực hiện khi nộp đơn gián tiếp qua Cục Sở hữu trí tuệ

  • Khai form DM/1: Người nộp đơn vào Website của WIPO tải form DM/1.hoặc nhận mẫu DM/1 tại Cục SHTT và tiến hành khai các thông tin
  • Nộp đơn đăng ký quốc tế cho Cục SHTT.kèm phí chuyển đơn (2.000.000đ cho mỗi KDCN)
  • Nhận thông báo phí từ Cục SHTT.và tiến hành nộp phí cho Văn phòng quốc tế
  • Cục SHTT hoàn thiện hồ sơ và gửi Văn phòng quốc tế
  • Ngôn ngữ sử dụng khi nộp qua Cục SHTT: tiếng Anh

c. Tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đơn

  • Tờ khai đăng ký quốc tế (sử dụng mẫu DM/1)
  • Bộ ảnh chụp, bản vẽ.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức nộp đơn cần lưu ý những quy định, nội dung bắt buộc.và không bắt buộc phải có, yêu cầu chung và riêng đối với tờ khai.và từng mục trong tờ khai như: yêu cầu về mô tả kiểu dáng công nghiệp, thông tin tác giả, thông tin bảo hộ.đối với quốc gia chỉ định là Hoa Kỳ và Việt Nam.và những yêu cầu khác về bộ ảnh chụp, bản vẽ, hình chiếu.

4. Thay đổi nội dung đăng ký

Những thay đổi ảnh hưởng đến đơn đăng ký có thể được yêu cầu thay đổi:

  • Thay đổi quyền sở hữu đăng ký quốc tế (sử dụng mẫu DM/2);
  • Thay đổi về tên hoặc địa chỉ của chủ sở hữu (bao gồm cả địa chỉ để trao đổi thư từ) (sử dụng mẫu DM/6);
  • Từ bỏ đăng ký quốc tế đối với bất kỳ hoặc tất cả các nước thành viên được chỉ định (sử dụng mẫu DM/5);
  • Thay đổi giới hạn đối với một số kiểu dáng công nghiệp là đối tượng của.đơn đăng ký quốc tế đối với bất kỳ.hoặc bên nước thành viên được chỉ định (sử dụng mẫu DM/3).

Chủ sở hữu có yêu cầu thay đổi những điểm trên phải có đơn yêu cầu được trình lên.Văn phòng quốc tế của WIPO theo mẫu chính thức tương ứng cùng khoản phí tương ứng theo quy định. Thông tin sau khi được thay đổi sẽ được đăng lên Bản tin tuần cho bên thứ ba biết.

5. Thời hạn bảo hộ theo Thỏa ước

Đơn đăng ký quốc tế có thời hạn trong vòng 5 năm và có thể được gia hạn, mỗi lần 5 năm.chỉ thông qua việc nộp phí gia hạn theo quy định trong năm cuối cùng của kỳ hạn 5 năm. Thời hạn bảo hộ tối thiểu ở mỗi nước được chỉ định. 15 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế.

Thủ tục gia hạn hiệu lực đều sẽ được thực hiện tập trung tại WIPO, cùng mới một khoản phí gia hạn. Đơn đăng ký quốc tế cũng có thể được gia hạn.thông qua hệ thống trực tuyến của WIPO (https://www.wipo.int/hague/en). Chủ sở hữu có thể gia hạn thời gian bảo hộ của một.hay nhiều kiểu dáng công đối với bất kỳ hoặc tất cả các nước thành viên.

6. Thời điểm công bố đăng ký

Đối với mỗi đơn đăng ký quốc tế, Văn phòng quốc tế sẽ công bố trong công báo định kỳ. Ngoài ra, trong thời gian này, chủ đơn có thể yêu cầu được công bố ngay hoặc rút đơn đăng ký đã nộp. Theo quy định trong Văn kiện Geneva thì công bố còn có thể được hoãn lên đến 30 tháng.theo đơn yêu cầu của người nộp đơn đăng ký tính.từ ngày đăng ký quốc tế hoặc ngày được hưởng quyền ưu tiên nếu có.

7. Ý nghĩa gia nhập Thỏa ước La-Hay

a. Tất yếu trong kinh doanh và hội nhập

Trong kinh doanh thu hút khách hàng, kiểu dáng công nghiệp.là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của sản phẩm. Do vậy, việc bảo hộ trong.và ngoài nước nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.đối với kiểu dáng công nghiệp là điều cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Đăng kí quốc tế theo Thỏa ước La-hay không những làm tăng sức cạnh trạnh.của các doanh nghiệp trong nước mà còn thu hút sự đầu tư.của các doanh nghiệp nước ngoài.

Cụ thể, sự gia nhập Thỏa ước La-hay đã đơn giản hóa thủ tục xác lập quyền.và hoạt động quản lý đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp như: gia hạn.hiệu lực, chuyển giao quyền sở hữu, thay đổi tên, địa chỉ của chủ sở hữu. Tương tự, các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng dễ dàng.hơn trong việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.

b. Bất cập trong quá trình áp dụng

Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng hiện nay vẫn còn tồn tại những khác biệt về quy định.liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp giữa pháp luật Việt Nam.so với Thỏa ước La-hay. Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa chấp nhận cơ chế bảo hộ.kiểu dáng công nghiệp riêng từng phần hay việc đăng kí nhiều kiểu dáng.trong một đơn đăng kí trừ trường hợp đơn nộp cho nhiều phương án của cùng một.kiểu dáng công nghiệp hoặc đăng ký cho một bộ sản phẩm.

 

Trên đây là tổng hợp phân tích của LawPlus.liên quan đến việc đăng ký bảo hộ quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La-hay từ 01/01/2020. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ LawPlus.theo số hotline +84 2862 779 399 hoặc email info@lawplus.vn

LawPlus

 

Bài viết liên quan